Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

UỐNG NHIỀU NƯỚC

UỐNG NHIỀU NƯỚC


Đọc: Giăng 4:7-14

            “nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” — Giăng 4:14

            Du khách đến viếng Colorado thường bị khô hốc mà chẳng nhận biết việc ấy. Khí hậu khô và trời nắng gắt, đặc biệt trong vùng núi, có thể nhanh chóng làm khô nước trong thân thể. Đấy là lý do tại sao các tấm bản đồ cùng những dấu hiệu dành cho du khách cứ khuyên dân chúng uống thật nhiều nước.
            Trong Kinh thánh, nước thường được sử dụng như một biểu tượng nói tới Chúa Jêsus là Nước Hằng Sống, là Đấng làm thoả mãn mọi nhu cần sâu sắc nhất của chúng ta. Do đó, thật là hợp lẽ khi một trong những cuộc trò chuyện đáng nhớ nhất của Chúa Jêsus đã diễn ra bên một cái giếng (Giăng 4:1-42). Chuyện khởi sự với Chúa Jêsus hỏi xin người đàn bà Samari cho Ngài uống nước (câu 7). Câu chuyện mau tiến triển tới chỗ tranh luận một việc quan trọng hơn khi Chúa Jêsus phán cùng bà ta: “Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời” (các câu 13-14).
            Như một kết quả của cuộc trò chuyện ấy, người đàn bà kia cùng nhiều người ở trong làng nơi bà ta sinh sống đã đạt tới chỗ tin rằng Chúa Jêsus là “Đấng Christ, Cứu Chúa của thế gian” (câu 42).
            Chúng ta không thể sống mà không có nước. Chúng ta cũng không thực sự sống lúc bây giờ hay cõi đời đời mà không có nước sống mà chúng ta nhận lãnh từ chỗ nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của chúng ta. Chúng ta có thể uống nước ban sự sống của Ngài hôm nay — David McCasland.

Cứu Chúa giàu ơn và Toàn Năng,
Nguồn cơn của muôn vật,
Ngài dập tắt cơn khát của tôi với
nước hằng sống, mát lành trong sạch. —Vinal

Chỉ Có Chúa Jêsus, là Nước Hằng Sống,
mới có thể làm thoả mãn linh hồn khát khao.



Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

HOẢ HOẠN VÀ MƯA

HOẢ HOẠN VÀ MƯA


Đọc: Êsai 16:1-5

            “Ấy vậy, ngôi sẽ bởi sự nhân từ mà bền lập; và trong trại Đa-vít sẽ có một Đấng lấy lẽ thật ngồi lên, sẽ đoán xét, sẽ tìm sự ngay thẳng, và vội vàng làm sự công bình” — Êsai 16:5.

            Khi đám cháy dữ dội lan xuống những dãy núi xinh đẹp gần Colorado Springs, Colorado, nó phả hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã cùng hàng trăm ngôi nhà. Dân chúng trên khắp xứ sở đã kêu la cùng Đức Chúa Trời, nài xin Ngài sai mưa đến để dập tắt ngọn lửa, đặt dấu chấm hết cho sự tàn diệt đó, và khiến cho những lính cửa hoả được nghỉ ngơi. Những lời cầu xin của một số người đã có điều kiện thú vị kèm theo chúng. Họ đã xin Đức Chúa Trời bày tỏ ra ơn thương xót rồi sai mưa đến mà không có sấm sét, họ sợ chúng sẽ khởi sự hoả hoạn thêm.
            Điều nầy nhắc cho tôi nhớ đến cách chúng ta sinh sống trong căng thẳng giữa những việc giải cứu và giết chết chúng ta. Với lửa, chúng ta nấu nướng đồ ăn cùng giữ ấm, nhưng chúng ta có thể bị thiêu đốt trong đó. Với nước, chúng ta giữ thân thể mình được sạch sẽ và hành tinh chúng ta được mát mẻ, nhưng chúng ta cũng có thể bị dìm trong đó. Quá nhiều hay quá ít cũng đe doạ cuộc sống.
            Chúng ta nhìn thấy chính nguyên tắc ấy tác động về mặt thuộc linh. Muốn phát triển, các nền văn minh cần cả hai phẩm chất dường đối ngược nhau: ơn thương xót và sự công bình (Xachari 7:9). Chúa Jêsus đã quở người Pharisi vì họ quá khắt khe về luật pháp song lại bỏ sót “những điều hệ trọng hơn hết” (Mathiơ 23:23).
            Chúng ta có thể lệch về sự công bình hay sự thương xót, nhưng Chúa Jêsus đang giữ chúng trong sự cân bằng (Êsai 16:5; 42:1-4). Sự chết của Ngài làm thoả mãn nhu cần của Đức Chúa Trời về sự công bình và nhu cần của chúng ta về ơn thương xót    Julie Ackerman Link.

Lạy Cha, vì những lý do riêng đôi khi con nghiêng về
việc tỏ ra sự thương xót, và đôi khi con chỉ muốn sự công bình lúc bây giờ.
Xin dạy dỗ con sự cân đối khi con nhìn xem thuộc tánh của Ngài
và xin ban cho con sự khôn ngoan có cần trong các tình huống đặc biệt.

Sự công bình và sự thương xót
của Đức Chúa Trời gặp nhau tại thập tự giá.


CON ĐƯỜNG KHÔN NGOAN

CON ĐƯỜNG KHÔN NGOAN



Vì, Đức Giê-hô-va ôi! tôi để lòng trông cậy nơi Ngài,
Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời tôi, Chúa sẽ đáp lại — Thi thiên 38:15

            Albert Einstein từng nói: “Có hai việc duy nhứt là vô hạn, vũ trụ và sự ngu ngốc của con người, và tôi không dám chắc về điều thứ nhứt”. Buồn thay, chúng ta hay dấn thân vào sự dại dột thường chẳng có một giới hạn nào cả — hay sự thiệt hại mà chúng ta tạo ra do sự dại dột của mình và sự lựa chọn mà nó đem đến.
            Chính trong lúc hối tiếc mà David đã đổ ra sự vất vả và lời than vãn của ông trong Thi thiên 38. Khi ông đếm lại những thất bại của chính mình, cũng như những hậu quả đau thương mà ông đã gánh chịu do các thất bại đó, nhà vua xuất thân từ gã chăn chiên đã đưa ra lời bình sâu sắc nầy: “Tại cớ khờ dại tôi, các vết thương tôi thối tha và chảy lở” (câu 5). Mặc dầu tác giả Thi thiên không cung ứng cho chúng ta những chi tiết của các sự lựa chọn đó hay những vết thương tồi tệ của mình, có một việc rất rõ nét — David đã công nhận chính sự dại dột của mình như là gốc rễ của chúng.
            Câu trả lời cho sự dại dột có tính hủy diệt như vậy là vòng tay ôm lấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Châm ngôn 9:10 nhắc cho chúng ta nhớ: “Kính sợ Đức Giê-hôva, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng”. Chỉ bằng cách để cho Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta thì chúng ta mới có thể thắng hơn các quyết định dại dột gây ra nhiều rối rắm như vậy. Với sự dẫn dắt của Ngài trong tình yêu thương, chúng ta có thể bước đi trên con đường khôn ngoan tin kính — Bill Crowder

Lạy Cha yêu thương, xin tha thứ cho con
vì khả năng sống dại dột  vô hạn của con. Xin dạy dỗ con
trong sự khôn ngoan của Ngài, hầu cho đời sống con sẽ
làm đẹp lòng Ngài và là nguồn phước cho nhiều người khác ở chung quanh con.

Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời được ban cho người nào hạ mình xuống cầu xin Ngài để được nó.


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

KHÔNG QUAN TRỌNG

KHÔNG QUAN TRỌNG



“Có lời Đức Chúa Trời truyền cho Giăng, con Xa-cha-ri, ở nơi đồng vắng” — Luca 3:2
           
            “Thăng quan tiến chức” là hạng người trèo lên nấc thang ảnh hưởng và thành công. Luca 3 nhắc tới bảy vị lãnh đạo nổi bật đã nắm quyền cai quản xã hội lúc bấy giờ. Hoàng đế Lamã Tiberias Caesar đã nắm lấy quyền sống và chết trên dân chúng trong đế quốc bao la rộng lớn của mình. Bôntu Philát đại diện cho Rome làm quan tổng đốc xứ Giuđê; trong khi Hêrốt, Philíp, và Ly-sa-ni-a đã cai quản dân chúng trong cấp độ khu vực mà thôi. Anne và Caiphe phục vụ trong vai trò thầy tế lễ thượng phẩm, nắm lấy quyền hành về mặt tôn giáo.
            Trong khi những người cầm quyền lo củng cố sức mạnh chính trị của mình: “Có lời Đức Chúa Trời truyền cho Giăng, con Xa-cha-ri, ở nơi đồng vắng” (câu 2). Ai là người kém quan trọng hơn gã vô danh tiểu tốt nầy đang sống trong sa mạc và đã nghe thấy tiếng của Đức Chúa Trời? Giăng Báptít có lợi gì do “giảng dạy phép báp-tem về sự ăn năn để được tha tội”? (câu 3). Thế nhưng có nhiều người đã đến với Giăng tìm kiếm chân lý, xây khỏi những sai lầm của họ, rồi thắc mắc có phải ông là Đấng Mêsi hay không (các câu 7, 15). Giăng đã nói cho họ biết: “song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, … Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa” (câu 16).
            Đời sống của Giăng giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng trước mắt Đức Chúa Trời là như thế nào!?! Giống như Giăng, nguyện mọi sự chúng ta nói và làm chỉ cho nhiều người khác biết đến Chúa Jêsus — David McCasland.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con dâng sự khát khao ảnh hưởng và thành công
lên cho Ngài. Nguyện sự khát khao của tấm lòng chúng con là
được Ngài đại dụng để mở mang Vương quốc Ngài.
Xin khiến đời sống chúng con trở thành bằng chứng sống cho Ngài.

Sự chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời chỉ ra công tác quan trọng của Ngài trong đời sống của chúng ta.




Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

BẠN HỮU LÚC CÓ CẦN

BẠN HỮU LÚC CÓ CẦN



Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi,
 nhưng bằng việc làm và lẽ thật — I Giăng 3:18
           
            Mới đây, vợ tôi là Janet và tôi có mua một lượng thịt bò từ một người bạn có nuôi gia súc ở một nông trại nhỏ. Mua ở đây sẽ rẻ hơn thịt mua ở cửa hàng thực phẩm, và chúng tôi đặt nó vào tủ lạnh để sử dụng trong nhiều tháng tới.
            Thế rồi một trận bão sấm sét kinh khủng cắt hết điện trong khu vực của chúng tôi. Trong 24 giờ đầu tiên, chúng tôi tin rằng tủ lạnh sẽ giữ đông số thịt ấy. Song khi qua ngày thứ hai vẫn chưa thấy có điện trở lại, chúng tôi bắt đầu lo.
            Chúng tôi tiếp xúc với Ted, một thành viên trong nhóm học Kinh thánh, để coi anh ấy có lời khuyên nào không!?! Anh liền hủy mọi cuộc hẹn rồi có mặt ở nhà tôi với một máy phát điện để cung cấp điện cho cái tủ lạnh. Chúng tôi rất biết ơn vì Ted đã đến giúp chúng tôi, và chúng tôi biết sở dĩ được như thế là vì tình cảm của anh ấy dành cho Đấng Christ.
            Câu nói xưa “bạn hữu trong hoạn nạn mới đúng là bạn hữu” đã có ý nghĩa mới đối với chúng tôi. Giăng nhắc nhở chúng ta ở I Giăng 3:18: “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật”. Đôi khi câu nầy có ý nói mình chịu bất lợi để chăm chút cho người khác hoặc nhận lãnh sự cứu giúp ấy lúc chúng ta đang trong cảnh có cần, Sau mọi sự Đấng Christ đã làm cho chúng ta, thật là phước hạnh khi trở thành bàn tay bàn chơn của Ngài trong việc yêu thương nhau. — Dennis Fisher

Lạy Cha, cảm ơn Ngài vì đã khiến con trở nên chi thể
trong gia đình Ngài bằng cách ban Chúa Jêsus Con Ngài. Xin giúp con
chấp nhận sự quan tâm của người khác và cũng biết phục vụ họ
từ chỗ biết ơn và từ tình cảm con dành cho Ngài nữa.

Khi chúng ta yêu mến Đấng Christ,
chúng ta yêu thương tha nhân.



Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN

TIN CẬY TRONG HOẠN NẠN


Đọc: Thi thiên 91

Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí cao, Sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng Toàn Năng
— Thi thiên 91:1

            Có những đứa trẻ rất thích khoe về bố của chúng. Nếu bạn nghe lõm chúng trò chuyện với nhau trong xóm, bạn sẽ nghe mấy đứa trẻ nói: “Bố tớ to con hơn bố cậu!” hay “Bố tớ giỏi hơn bố cậu!” Nhưng lời khoe hay nhất lại là: “Bố tớ mạnh hơn bố cậu!” Lời khoe nầy thường nằm trong một lời cảnh cáo nếu có mấy đứa trẻ nào đến đe doạ, chúng cần phải biết rõ, vì bố của bạn có thể đến rồi đánh hạ chúng, kể cả bố của chúng nữa!
            Việc tin tưởng bố của bạn là người mạnh nhất trong khu phố gây ra nhiều sự tin tưởng ở bề mặt của sự nguy hiểm. Đây là lý do tại sao tôi thích sự kiện Đức Chúa Trời Cha chúng ta là Toàn Năng. Nói như thế có nghĩa là không có ai địch nổi sức lực và quyền phép của Ngài. Còn hay hơn thế nữa, nó có nghĩa là bạn và tôi đang “ở dưới bóng của Đấng Toàn Năng” (Thi thiên 91:1). Vì vậy, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi tác giả Thi thiên dám tin tưởng nói rằng ông sẽ chẳng “sợ hoặc sự kinh khiếp ban đêm, hoặc tên bay ban ngày” (câu 5).
            Cho dù hôm nay có đem lại điều gì hay rối rắm mà giờ đây bạn đang nếm trải, đừng quên rằng Đức Chúa Trời của bạn vốn mạnh sức hơn bất cứ điều gì trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy vững tin! Bóng sự hiện diện khắp nơi nơi của Ngài bảo đảm rằng quyền phép của Ngài có thể đổi tình huống tệ lậu nhất thành điều tốt lành — Joe Stowell.

Lạy Cha trên trời, ở giữa rối rắm nầy, xin dạy
con biết yên nghỉ trong sự thực Ngài vốn Toàn Năng.
Cảm tạ Ngài vì sự tin tưởng con đang có, rằng
Ngài mạnh mẽ hơn bất cứ chi đang đe doạ đời sống con.

Đức Chúa Trời vốn cả thể hơn
nan đề trầm trọng nhất của chúng ta.


THIỆN VÀ ÁC

THIỆN VÀ ÁC

 


Đa-vít, kẻ tôi tớ ta,… hết lòng theo ta” — I Các Vua 14:8
           
            Mới đây, tôi khởi sự nghiên cứu các vua trong Cựu Ước với mấy người bạn. Tôi để ý thấy trên biểu đồ chúng tôi đang sử dụng có vài lãnh tụ trong vương quốc Israel và Giuđa được gắn nhãn là thiện, song hầu hết họ đều được gắn nhãn là tồi tệ, rất tồi tệ, cực kỳ tồi tệ, tồi tệ nhất.
            Vua David được mô tả là một vì vua nhơn đức, là người “theo ta [Đức Chúa Trời] hết lòng” (I Các Vua 14:8) và là một tấm gương phải noi theo (3:14; 11:38). Các vua tồi tệ được gắn nhã ấy vì họ cố ý chối bỏ Đức Chúa Trời và vì đã dẫn dắt thần dân của họ chạy theo sự thờ lạy hình tượng. Vua Giêrôbôam, vị vua đầu tiên cai trị Israel sau khi vương quốc chia hai, có một di sản được ghi nhớ là một trong những vị vua tồi tệ nhất —Vì cớ tội Giê-rô-bô-am đã phạm, tức tội khiến cho dân Y-sơ-ra-ên can phạm (14:16). Vì cớ gương xấu của ông, nhiều vị vua đến sau ông được ví sánh với ông và được mô tả là sống gian ác như ông đã sống (16:2, 19, 26, 31; 22:52).
            Mỗi một người chúng ta đều có một bầu khí quyển ảnh hưởng riêng biệt, và ảnh hưởng ấy có thể được sử dụng cho điều ác hay cho điều thiện. Một thái độ trung tín với Đức Chúa Trời là một ngọn đèn sẽ chiếu sáng và để lại một di sản tốt lành.
            Đem lại sự vinh hiển cho Chúa là đặc ân của chúng ta. Nguyện nhiều người khác nhìn thấy sự sáng của Ngài đang soi toả qua chúng ta và được kéo đến với sự nhân từ Ngài — Cindy Hess Kasper
Lạy Chúa, xin khiến con ra giống Ngài thật nhiều,
quyền phép thiêng liêng Ngài cai trị đời sống con,
Để con trở thành một ngọn đèn soi sáng
Từ chỗ ân điển Ngài soi toả ra — Robertson.

Tia sáng nhỏ nhất vẫn sáng rực nơi chỗ tăm tối nhất.



Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

GIẢI THƯỞNG CHO HOÀ BÌNH

GIẢI THƯỞNG CHO HOÀ BÌNH



“Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta”
— Giăng 16:33
            Alfred Nobel đã tạo được một cơ nghiệp kếch xù từ phát minh ra chất nổ, thứ đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Có lẽ vì cớ những sự kinh khiếp mà chiến tranh gây ra với việc sử dụng chất nổ, ông đã lập một điều khoản trong di chúc của mình về một giải thưởng trao hàng năm cho những ai hoạt động đem lại sự hoà bình. Ngày nay, giải thưởng ấy được gọi là Giải Nobel Hoà Bình.
            Sự bày tỏ của Đức Chúa Trời về sự bình an cho thế gian chính là Con của Ngài. Khi Chúa Jêsus ra đời, sứ điệp không nhầm lẫn, rõ ràng của thiên sứ cho mấy gã chăn chiên là “bình an trên đất, ân trạch cho loài người” (Luca 2:14).
            Kinh thánh định nghĩa bình an là, trên hết mọi sự, làm hoà lại với Đức Chúa Trời (Rôma 5:1). Tội lỗi khiến cho chúng ta thành ra kẻ thù nghịch với Đức Chúa Trời (câu 10), nhưng sự đến của Chúa Jêsus với trần gian nầy rồi chịu chết trên thập tự giá đã xoay chiều cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Chúng ta giờ đây có thể được phục hoà lại với Ngài. Sau khi có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, giờ đây Chúa Jêsus giúp chúng ta làm việc để phá vỡ những hàng rào chắn giữa chúng ta và nhiều người khác.
            Loại bình an khác là có sự bình an của Đức Chúa Trời (Philíp 4:7). Chẳng còn cần phải lo sợ về việc gì nữa, vì Kinh thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể trình những lời cầu xin của mình lên cho Ngài.
            Sau khi đem lại sự bình an, giờ đây Chúa Jêsus ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Cha (Hêbơrơ 12:2). Ngày nay, chúng ta có thể có sự hoà thuận lại với Đức Chúa Trời và sự bình an của Đức Chúa Trời —C. P. Hia.

Kìa thiên binh cùng vang tiếng hát,
“Chúa Thánh Đế mới sanh trên đất;
Bình an ân trạch ban khắp cả —
Chúa và người đôi bên thuận hoà!” — Wesley

Hoà bình thật không phải là thiếu vắng chiến tranh;
 mà là thiếu sự hiện diện của Đức Chúa Trời — Loveless



Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

CHỖ KHÓ

Chỗ Khó


“Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu” — Hêbơrơ 13:5

            Khi có thay đổi đột ngột trong công nghệ khiến cho công ăn việc làm trở nên lỗi thời, một nhà khoa học được đào tạo đến nơi đến chốn phải kiếm việc làm ở một nhà hàng thức ăn nhanh. Một tối sau giờ học Kinh thánh, ông mô tả hoàn cảnh ấy là khó khăn và thấp kém. Ông nói: “Có một việc tốt tôi dám nói, ấy là lớp người trẻ ở đó dường thích thú nơi đức tin của tôi”. Một thành viên trong nhóm đáp: “Tôi ngưỡng mộ ông, vì ông rất khiêm nhường. Tôi biết đức tin của ông phải có việc phải làm với nó”.
            Giống như thành viên đó, Philíp đã tự hỏi không biết sao Đức Chúa Trời lại kéo ông ra khỏi công tác tại thành Samari (Công Vụ các Sứ Đồ 8:4-8) rồi đưa ông vào giữa sa mạc (câu 26). Nhưng rồi ông thấy người Êthiôpi kia cần được trợ giúp để hiểu biết Kinh thánh (các câu 27-35), và ông nhận thấy vị trí của mình có ý nghĩa.
            Khi Chúa Jêsus hứa Ngài sẽ chẳng lìa khỏi chúng ta đâu (Mathiơ 28:20; Hêbơrơ 13:5), Ngài muốn nói như thế trong lúc khó khăn cũng như trong thì thuận tiện. Sứ mệnh của chúng ta nơi những lúc khó khăn trong cuộc sống là phải hoạt động hay phục vụ với sự tưởng nhớ chúng ta đang làm công việc ấy là cho Đức Chúa Trời, rồi hãy quan sát Đức Chúa Trời hành động để hoàn tất mọi ý định của Ngài.
            Hãy nhìn xem Đức Chúa Trời ở chỗ khó đó rồi khám phá ra mọi điều Ngài đang thực hiện trong và qua bạn ở đó — Randy Kilgore.

Thất vọng — Ý đồ của Ngài,
Ngài chẳng giữ lại điều tốt lành nào;
đối với những lần trăn trở
chúng ta nhận lãnh từ kho yêu thương không xiết kể của Ngài — Young.

Giải đáp hay hơn cho những câu hỏi “tại sao” của chúng ta
là tin cậy một Đức Chúa Trời nhân từ, Ngài có những lý do của Ngài.



Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

THỜI ĐIỂM ĐỂ THAY ĐỔI

Thời Điểm Để Thay Đổi

 


Đoạn, người lập tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va và cầu khẩn danh Ngài
      Sáng thế ký 12:8
                                                                                                  
            Nhiều tín đồ mong muốn dành thì giờ mỗi ngày với Đức Chúa Trời, cầu nguyện và đọc Lời của Ngài. Trớ trêu thay, họ thường bị bận rộn mà xao lãng đi. Sự ngã lòng cũng như tình trạng bận rộn dường tăng lên khi kế hoạch sắp sửa được thi hành.
            Oswald Chambers đã khéo léo nhận xét về quyền phép biến đổi thậm chí trong 5 phút đồng hồ nơi sự hiện diện của Chúa. Quả thực, ngay cả một thời gian ngắn sử dụng trong sự cầu thay và học Lời Chúa vẫn có giá trị lớn lao: “Ấy chẳng phải việc mà chúng ta dành nhiều thì giờ cho nó nắn đúc chúng ta đâu, mà là việc sử dụng năng lực lớn lao nhất kìa. Năm phút với Đức Chúa Trời và Lời của Ngài thì có giá trị nhiều hơn mọi phần còn lại trong ngày”. Giờ đây, nghe có vẻ như Chambers đã nói quá. Tuy nhiên, các kết quả đầy năng quyền có thể đến từ một thời gian ngắn của sự cầu nguyện, vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời quyền năng.
            Đôi khi những đòi hỏi của một ngày bận rộn chiếm mất thời gian dành để lắng nghe và đáp ứng với Đức Chúa Trời. Nhưng bất luận chúng ta đang ở đâu, bất kỳ thì giờ nào dành để gây dựng “bàn thờ” thuộc linh của chúng ta cho Chúa giống như Ápram đã làm (Sáng thế ký 12:8) mở ra cánh cửa cho quyền phép biến đổi của Ngài. Nếu bạn gặp rắc rối trong việc lập thì giờ với Đức Chúa Trời, bạn có thể khởi sự với chỉ 5 phút thôi rồi nhìn xem coi nó dẫn tới đâu. Đức Chúa Trời của chúng ta ao ước gặp gỡ với chúng ta và tỏ ra quyền phép Ngài trên đời sống của chúng ta — Dennis Fisher.

Lạy Chúa, đối với con cái điều ngạc nhiên, ấy là Ngài, Đức Chúa Trời Toàn Năng,
rất muốn dành thì giờ với con! Cảm tạ Ngài.
Có nhiều lúc con vấp ngã nơi lời nói, nhưng con vẫn kính sợ Ngài.
Cảm tạ Ngài vì Ngài muốn nghe từ con.

Hãy thưa chuyện với Đức Chúa Trời
— Ngài muốn nghe thấy tấm lòng của bạn.



Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH KHÁC

Đức Chúa Trời

Có Những Chương Trình Khác


Lòng người toan định đường lối mình;
Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người Châm ngôn 16:9

            Bạn tôi là Linda lớn lên dự tính trở thành một giáo sĩ bác sĩ. Cô ấy yêu mến Chúa và muốn phục vụ Ngài trong vai trò một bác sĩ bằng cách đem Tin Lành đến cho bệnh nhân ở nhiều nơi trên thế giới, nơi nào sự chăm sóc y tế khó tìm gặp. Nhưng Đức Chúa Trời có những chương trình khác. Quả thật Linda đã trở thành một giáo sĩ bác sĩ, song chẳng phải theo như cách cô ấy mong muốn.
            Ở tuổi 14, Linda nhiễm một chứng mãn tính khiến cô phải nhập viện giải phẩu mấy lần trong một năm. Cô sống sót qua căn bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra, bệnh khiến cô hôn mê suốt hai tuần và bị mù trong sáu tháng. Cô từng tổ chức hai ngày sinh nhật liền trong bệnh viện — mà chẳng được về nhà. Cô đã có một số kinh nghiệm khi cô không còn mong sống sót nữa. Tuy nhiên Linda là một người rất năng động, biết ơn, và vui vẻ nhất mà bạn từng gặp gỡ. Có lần cô cho tôi biết cánh đồng truyền giáo của cô, như cô đã hy vọng, đã dự tính, chính là bệnh viện nầy đây. Nhưng thay vì phục vụ Chúa trong vai trò một bác sĩ, cô phục vụ Ngài trong vai trò một bệnh nhân. Dù cô có bệnh hoạn ra sao đi nữa, sự sáng của Chúa đang chiếu ra từ cô.
            Linda bắt chước theo sự dạy của Sứ đồ Phierơ. Bất chấp các thử thách, cô vui mừng, và chân thành trong đức tin  đem lại “sự ngợi khen, tôn quí, và vinh hiển” cho Đức Chúa Jêsus Christ (I Phierơ 1:6-7).

Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài bất luận chúng con ở đâu,
chúng con có thể hầu việc Ngài. Xin giúp con phản ảnh
ảnh tượng Ngài trong hoàn cảnh hiện tại của con,
dầu đấy chẳng phải là chỗ mà con hằng mong muốn
.

Hãy ghi ra chương trình của bạn bằng viết chì
và hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời có cục gôm.



Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

NHÌN THẤY ĐỨC CHÚA TRỜI Ở NHỮNG NƠI QUEN THUỘC

Nhìn Thấy Đức Chúa Trời

Ở Những Nơi Quen Thuộc

 

Đọc: Êsai 6:1-6

“Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài” — Êsai 6:3

            Vì cớ nơi tôi sinh sống, tôi được chiêm ngưỡng những sự tỏ ra nét vinh hiển hùng vĩ, có tính cách sáng tạo của Đức Chúa Trời. Mới đây, khi lái xe băng ngang qua khu rừng, tôi bị choáng ngộp với quanh cảnh hoành tráng màu đỏ thẳm pha trộn với sự đa dạng của sắc vàng tô điểm trên cành lá của mùa thu — tất cả đều được sắp đặt rất công phu trên nền trời xanh rực rỡ.
            Thế rồi không lâu sau đó, khi nhiệt độ hạ xuống và mùa đông hiện đến, tôi được nhắc nhớ chẳng có bông tuyết nào giống nhau khi chúng chất thành đống tạo thành cảnh quan toàn trắng. Sau đó phép màu của mùa xuân ló dạng, lúc mọi thứ dường vô vọng chết chóc thoắt trở thành sự sống với hàng ngàn nụ hoa tô điểm cho những cánh đồng muôn màu muôn sắc.
            Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào thế giới ở quanh mình, chúng ta nhìn thấy bằng chứng “khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài!” (Êsai 6:3). Cái điều đáng kinh ngạc, ấy là sự sáng tạo chung quanh chúng ta đều bị hư hại bởi tội lỗi (xem Rôma 8:18-22), dầu vậy Đức Chúa Trời thấy ưa thích đem ân điển vào bối cảnh sa ngã của chúng ta với những nét cọ yêu thương từ bàn tay sáng tạo của Ngài. Bối cảnh ấy là một sự nhắc nhở hàng ngày, nét đẹp của ân điển Ngài bao trùm lấy tội lỗi của chúng ta và tình yêu thương của Ngài dành cho thứ sa ngã luôn luôn sẵn dành để cho chúng ta — Joe Stowell.

Lạy Chúa, nguyện chúng con ghi nhớ ân điển và tình yêu của Ngài
trong mọi sự ở chung quanh chúng con. Cảm tạ Ngài vì khiến những gì thuộc về Ngài
nhìn thấy được qua vẻ đẹp của loài thọ tạo. Xin dạy cho chúng con
biết nhìn qua vẻ đẹp ấy mà thấy được bàn tay Ngài đang vận hành.

Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên
— đó là chữ viết tay của Đức Chúa Trời.



Ý CHÚA

Ý Chúa



Đức Giê-hô-va định liệu các bước của người, Và Ngài thích đường lối người — Thi thiên 37:23

            Chúng ta thường tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời — đặc biệt khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta tự hỏi: Sao điều nầy lại xảy ra cho tôi ở đây? Tôi có nên ở lại hay phải chăng Đức Chúa Trời muốn tôi ở chỗ khác? Cách duy nhứt để biết chắc là làm theo những gì Ngài yêu cầu bạn phải làm ngay bây giờ — trách nhiệm trong hiện tại — rồi chờ đợi Chúa tỏ ra bước kế tiếp.
            Khi bạn vâng theo những gì bạn biết rõ, bạn sẽ được thêm sức cho để đi bước kế tiếp và kế tiếp nữa. Từng bước một, mỗi lần một bước. Đấy là cách chúng ta học biết bước đi với Đức Chúa Trời.
            Nhưng bạn nói: “Giả sử tôi đi bước thứ nhứt. Rồi điều chi sẽ xảy ra kế đó?” Đấy là công việc của Đức Chúa Trời. Công việc của bạn và của tôi là phải vâng theo trong ngày nầy rồi để chỗ tương lai lại cho Ngài. Tác giả Thi thiên nói các bước của chúng ta đã được “Đức GIÊHÔVA định liệu” (37:23). Hướng đi của ngày hôm nay là mọi sự chúng ta có cần. Sự dặn dò của ngày mai chưa hữu dụng gì cho chúng ta. George MacDonald nói: “Chúng ta không hiểu trang kế tiếp trong sách bài học của Đức Chúa Trời; chúng ta chỉ nhìn thấy trang sách ở trước mặt mình. Chúng ta cũng không được phép lật qua trang kế cho tới chừng nào chúng ta đã học xong bài học của trang nầy”.
            Nếu chúng ta quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời rồi vâng theo mỗi ngày các sự dẫn dắt và cảnh báo Ngài đưa ra, nếu chúng ta bước đi bởi đức tin rồi bước đi trong con đường vâng phục, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta suốt cả ngày nầy. Giống như Chúa Jêsus đã nói: “Vậy, chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy” (Mathiơ 6:34) — David Roper

Chúa biết mỗi khúc quanh tôi rẽ,
Cùng từng nỗi buồn rầu, đau đớn;
Ngài sẽ không quên con cái Ngài —
Ngài biết, Ngài yêu kẻ thuộc về Ngài —Bosch

Phước thay người nào tìm ra đường Chúa đi
rồi cứ đi theo hướng ấy.



Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

MỘT ĐỜI SỐNG CHIẾU SÁNG

Một Đời Sống Chiếu Sáng


“Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” — Mathiơ 5:16

            Theo Hiệp Hội Bóng Rổ Thế Giới, bóng rổ là môn thể thao thứ nhì được ưa chuộng trên thế giới, với khoảng 450 triệu người ủng hộ bộ môn nầy ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Ở Hoa kỳ, giải thi đấu bóng rổ NCAA hàng năm vào tháng Ba thường nhắc nhở đến huấn luyện viên huyền thoại John Wooden. Trong 27 năm huấn luyện tại UCLA, các đội bóng của Wooden đã đoạt được 10 lần chức vô địch quốc gia. Tuy nhiên, ngày nay, John Wooden, đã qua đời vào năm 2010, được ghi nhớ không những vì những gì ông đã đạt được mà còn vì con người của ông nữa.
            Wooden đã thể hiện đức tin Cơ đốc cùng mối quan tâm chân thành của ông dành cho tha nhân trong một môi trường thường bị ám ảnh với chiến thắng. Trong quyển tự truyện của mình, Họ Gọi Tôi Là Huấn Luyện Viên, ông viết: “Tôi luôn tìm cách bộc lộ rõ ràng bóng rổ không phải là điều tối hậu đâu. Nó chẳng quan trọng bao nhiêu khi đem sánh với toàn bộ cuộc sống mà chúng ta đang sống đây. Có duy nhứt một loại sự sống đem đến chiến thắng thực sự, và đấy là sự sống biết đặt đức tin nơi tay của Đấng Cứu Thế. Cho tới chừng nào việc ấy được thành, chúng ta đang ở trên đường chạy không có đích đến, nó chỉ là chạy lòng vòng chẳng dẫn tới đâu hết”.
            John Wooden đã tôn cao Đức Chúa Trời trong mọi sự ông làm, và tấm gương của ông thách thức chúng ta phải làm theo y như vậy. Chúa Jêsus phán: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Mathiơ 5:16) — David McCasland.

Lạy Chúa, xin chỉ con đường cho con, nguyện sự sáng Ngài chiếu rọi
Như một gương lành cho nhân loại;
Xin giúp cho họ nhìn thấy mọi mẫu mực của Ngài,
Chiếu sáng thật đẹp đẽ, soi rọi nơi con —Neuer

Nguyện sự sáng Ngài chiếu rọi —
dù Ngài là ngọn nến trong góc nhà hoặc là ngọn hải đăng trên núi cao kia.



Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

MỘT NGƯỜI CHA PHẢI NOI THEO

Một Người Cha Phải Noi Theo

 


nhưng [Giôsaphát] tìm cầu Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, giữ theo các điều răn của Ngài”
      II Sử ký 17:4

            Khi nghĩ đến cha tôi, tôi tưởng đến câu nói nầy: “Ông không nói cho tôi biết cách phải sống; ông đã sống, rồi ông muốn tôi nhìn ông sống đời sống đó”. Thời tuổi trẻ, tôi nhìn xem cha tôi đồng đi với Đức Chúa Trời. Ông đến dự các buổi thờ phượng sáng Chúa nhật ở nhà thờ, dạy lớp Kinh thánh cho người lớn, giúp đếm tiền dâng, rồi phục vụ trong vai trò một chấp sự. Ngoài nhà thờ, ông trung tín bảo vệ Tin Lành và đọc Kinh thánh luôn. Tôi nhìn thấy ông tỏ bày tình cảm dành cho Chúa qua những hành động bề ngoài.
            Asa, vua xứ Giuđa, đã nêu gương tin kính đối với Đức Chúa Trời suốt cuộc đời của ông (II Sử ký 14:2). Ông cất bỏ hết các hình tượng ra khỏi vương quốc của ông, phục hồi lại bàn thờ của Đức GIÊHÔVA, và dẫn dắt dân sự bước vào một giao ước với Đức Chúa Trời (15:8-12). Giôsaphát là con trai của Asa đã mang lấy di sản nầy bằng cách tìm kiếm “Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, giữ theo các điều răn của Ngài” (17:4). Giôsaphát tẩy sạch xứ sở không còn sự thờ lạy hình tượng nữa (câu 6) và sai phái các thầy tế lễ cùng người Lêvi đi dạy dỗ luật pháp của Đức Chúa Trời trong tất cả các thành xứ Giuđa (các câu 7-9).
            Sự trị vì của Giôsaphát giống với sự trị vì của cha mình; ông trung tín tôn trọng gương tin kính của Asa. Thậm chí còn quan trọng hơn: người vững lòng theo các đường lối của Đức Giê-hô-va (câu 6). Ngày nay, nếu bạn tìm kiếm một người cha để noi theo, hãy nhớ đến Cha thiên thượng của bạn và hãy vui thích nơi các đường lối của Ngài —Jennifer Benson Schuldt.

Chúng con tôn cao Đứa Chúa Cha
với những bài ca ngợi khen;
Là con cái có lòng biết ơn, chúng con xưng nhận
mọi đường lối Ngài trọn vẹn dường bao —Ball

Chúng ta tôn kính danh của Đức Chúa Trời khi chúng ta gọi Ngài là Cha
và sống giống như Con của Ngài.



LÒNG THƯƠNG XÓT KHÔNG HỀ VƠI

Lòng Thương Xót Không Hề Vơi

Đọc: Luca 22:54-62

            “Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm — Ca thương 3:22-23

            Khi tôi dạo chơi trong phi trường O’Hare của thành phố Chicago, có một việc đập vào mắt tôi — cái mũ đội trên đầu một người đang lao như bay vào phòng chờ. Cái điều khiến cho tôi phải để ý là sứ điệp chỉ có hai từ ghi trên cái nón đó: “Deny Everything” [Chối Mọi Sự]. Tôi tự hỏi cụm từ đó có nghĩa gì!?! Đừng bao giờ nhìn nhận mình phạm lỗi chăng? Hay tự chối bỏ những khoái lạc, xa hoa của đời nầy? Tôi đã gãi đầu gãi tai mình nơi sự kín nhiệm của hai từ đơn sơ đó: “Deny Everything” (Chối Mọi Sự].
            Một trong các môn đồ của Chúa Jêsus là Simôn Phierơ, ông từng chối bỏ một điều. Trong giờ phút căng thẳng, ông đã ba lần chối thậm chí ông chẳng quan biết Chúa Jêsus! (Luca 22:57, 58, 60). Hành động chối bỏ trong lúc quá sợ hãi của ông đã khiến cho ông phạm tội và đau đầu như thế, tan vỡ bởi sự thất bại thuộc linh của mình, ông chỉ còn có nước đi ra ngoài khóc lóc đắng cay (câu 62).
            Nhưng sự chối bỏ Đấng Christ của Phierơ, giống như những giây phút chối bỏ của chúng ta về mặt thuộc linh, không thể làm giảm sút sự thương xót của Đức Chúa Trời. Tiên tri Giêrêmi đã viết: Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm (Ca thương 3:22-23). Chúng ta có thể vững lòng vì ngay cả khi chúng ta thất bại, Đức Chúa Trời thành tín của chúng ta đến với chúng ta trong sự thương xót không hề vơi! — Bill Crowder

Lạy Cha, cảm tạ Ngài vì lòng thương xót  mới mẻ
và không hề vơi của Ngài. Xin tha thứ cho con vì nhiều lần con
chối bỏ Ngài và làm phiền lòng nhiều người khác, xin dạy con biết chạy đến
với Ngài vì ơn thương xót dư dật  của Ngài.

Sự bất toàn càng khiến chúng ta nương cậy
vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời.



Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

ÍCH LỢI CỦA SỨC MẠNH

Ích Lợi Của Sức Mạnh

 


Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian,
đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” — II Sử ký 16:9

            Những cuộc đấu quyền anh và đô vật có phương diện đặc biệt đối với họ. Trong các sự kiện, các vận động viên thi tài một cách cá nhân vì mục đích tỏ ra sức mạnh siêu đẳng của họ. Giống như môn kéo tay — bạn sử dụng nó để chứng minh rằng bạn là người mạnh nhất trong cuộc đấu.
            Một phương diện của sự vinh hiển Đức Chúa Trời là sức mạnh toàn năng của Ngài. Nhưng Ngài bày tỏ sức mạnh của Ngài như thế nào? Ngài không bày tỏ nó bằng cách tái sắp xếp những dãy thiên hà ngay trước mắt chúng ta, thay đổi màu sắc của mặt trời theo ý thích, hoặc đóng băng một đám mây đầy sấm chớp như chiến tích của sức mạnh Ngài. Thay vì thế, với tình yêu thương và sự thương xót của Ngài dành cho hạng người yếu đuối như chúng ta, Đức Chúa Trời đã chọn “giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” (II Sử ký 16:9).
            Khuôn mẫu ấy phù hợp xuyên suốt cả Kinh thánh. Từ việc rẻ Biển Đỏ ra làm hai, đến sự lạ lùng của mana trong đồng vắng, đến việc ra đời bởi nữ đồng trinh thật diệu kỳ, rồi đến quyền phép của sự sống lại, Đức Chúa Trời Toàn Năng của chúng ta đã chọn bày tỏ ra sức lực của Ngài để chúc phước, bảo tồn, và bảo vệ dân sự Ngài.
            Phải biết chắc rằng Ngài thích tỏ ra chính mình Ngài là mạnh mẽ trong những thách thức của đời sống chúng ta. Và khi Ngài minh chứng quyền phép của Ngài vì ích cho chúng ta, chúng ta hãy nhớ dâng sự vinh hiển cho Ngài! — Joe Stowell.

Lạy Chúa, cảm tạ Ngài vì đã chọn cơi rộng
quyền phép thiêng liêng của Ngài nhắm vào mọi nhu cần của đời sống con.
 Khi sức lực con là yếu đuối, xin dạy con biết tin cậy
cánh tay toàn năng của Ngài có khả năng gìn giữ, bảo vệ, và giải cứu!

Mọi lời hứa của Đức Chúa Trời được hỗ trợ bởi sự khôn ngoan, tình yêu thương, và quyền phép của Ngài.