Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

TẤM CHĂN CHO TỪNG NGƯỜI



TẤM CHĂN CHO TỪNG NGƯỜI

“Nhất là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng; vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi” I Phierơ 4:8

Linus Van Pelt, được biết đến nhiều chỉ đơn giản là "Linus", là vai chính trong truyện hoạt hình Peanuts. Dí dỏm và khôn ngoan, nhưng bất toàn, Linus liên tục mang theo một tấm chăn bảo vệ. Chúng ta có thể xác định. Chúng ta cũng có những nỗi lo sợ và bất an của chúng ta nữa.

Môn đồ Phi-e-rơ biết đôi điều về sự sợ hãi. Khi Chúa Jêsus bị bắt, Phi-e-rơ bày tỏ lòng dũng cảm bằng cách theo sau Chúa vào trong sân nhà của thầy tế lễ thượng phẩm. Nhưng khi ấy ông bắt đầu tỏ ra lo sợ bằng cách nói dối để bảo vệ lai lịch của mình (Giăng 18:15-26). Ông thốt ra lời lẽ vô ơn chối bỏ Chúa. Nhưng Chúa Jêsus không hề thôi không yêu thương Phi-e-rơ và sau cùng đã phục hồi ông (xem Giăng 21:15-19).

Phi-e-rơ nhấn mạnh về tình yêu thương trong I Phi-e-rơ 4:8 đến từ người đã nếm trải tình yêu thương sâu sắc của Chúa Jêsus. Và đổi lại, ông lần lượt nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương trong các mối quan hệ của chúng ta với cụm từ “nhất là”. Cường độ của câu nói tiếp tục với sự khích lệ lòng yêu thương sốt sắng; vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi”.

Có bao giờ bạn cần loại "chăn" đó chưa? Tôi có đấy! Sau khi nói hoặc làm một việc gì đó mà sau đó tôi hối hận, tôi cảm thấy phiên bản lạnh lùng của tội lỗi và xấu hổ. Tôi cần phải được “che đậy” theo cách mà Chúa Jêsus đã che đậy hạng người vô ơn, đầy xấu hổ trong các sách Tin lành.

Đối với các môn đồ của Chúa Jêsus, tình yêu thương là một tấm chăn được trao cho theo cách ân cần và dạn dĩ để yên ủi và được nhiều người khác thâu nhận lại. Là người nhận lãnh thứ tình yêu thương tuyệt vời thể ấy, chúng ta hãy trở thành hạng người trao cho y như thế.
 — Arthur Jackson

Lạy Cha, tình yêu thương của Ngài, ở trong và thông qua Chúa Jêsus, đã cứu chúng con hết lúc này tới lúc khác. Xin giúp con trở thành một công cụ của tình yêu cứu rỗi của Ngài đối với tha nhân.


Chúa yêu thương bạn và tôi — chúng ta hãy yêu nhau.


Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

MẢNH HÌNH GHÉP

MẢNH HÌNH GHÉP


            “Nhưng bây giờ, Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định” — I Côrinhtô 12:18

            Tại bữa tiệc sinh nhật, vị khách danh dự muốn tặng cho mọi người đến dự tiệc một món quà. Kriste trao cho mỗi một người chúng tôi mẫu ghi chú riêng để chúng tôi ghi những điều mong muốn cho cô ấy biết, cùng với lời lẽ khích lệ về con người mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải trở thành. Mỗi mẫu giấy đó đính kèm mảnh hình ghép như một sự nhắc nhớ rằng mỗi người chúng ta là đặc biệt và quan trọng trong chương trình của Đức Chúa Trời.
            Kinh nghiệm ấy đã giúp tôi đọc I Côrinhtô 12 với ánh mắt mới. Phaolô đã so sánh Hội thánh — thân thể của Đấng Christ — với cơ thể của con người. Giống như thân thể vật lý có hai tay, hai chơn, hai mắt, và hai lỗ tai, hết thảy đều là chi thể của một thân thống nhất. Không một môn đồ nào của Đấng Christ dám xưng mình độc lập đối với thân thể, cũng không một chi thể nào nói với chi thể khác rằng chi thể ấy không cần thiết (các câu 12-17). “Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định” (câu 18).
            Thật là dễ cảm thấy mình kém quan trọng hơn người khác, các ân tứ của họ thì khác biệt và có lẽ dễ nhìn thấy ơn ân tứ của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa muốn chúng ta nhìn thấy bản thân mình như Ngài đang nhìn thấy vậy — được dựng nên rất độc đáo và có giá trị rất cao đối với Ngài.
            Bạn là một mảnh của bức tranh, nó sẽ không được hoàn hảo nếu không có bạn. Đức Chúa Trời đã ban ơn cho bạn để trở thành một chi thể trong thân của Đấng Christ đem lại sự vinh hiển cho Ngài. — David McCasland.

Lạy Chúa, xin giúp con không sánh mình với người khác
trong gia đình của Ngài. Nguyện con tìm cách trở thành con người
mà Ngài đã dựng nên con để trở thành, xin giúp con biết sử dụng
những gì Ngài ban cho con để chúc phước cho nhiều người khác hôm nay.

Đời sống của bạn là ân ban của Chúa cho bạn;
Hãy khiến nó thành sự cung hiến của bạn cho Ngài.



Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

HÃY YÊN LẶNG

HÃY YÊN LẶNG

 

Đọc: Thi thiên 46

“Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất” — Thi thiên 46:10

            Eric Liddell, được nhớ đến trong phim Chariots of Fire [Xe Ngựa Lửa], đã đoạt huy chương vàng Thế Vận Paris năm 1924 trước khi đến Trung Hoa trong vai trò một giáo sĩ. Mấy năm sau đó, khi Đệ II Thế Chiến nổ ra, Liddell gửi gia đình mình đến nơi an toàn trong xứ Canada, song ông đã ở lại Trung Hoa. Không bao lâu sau đó, Liddell cùng các giáo sĩ khác đã bị nhốt trong trại giam của quân đội Nhật. Sau mấy tháng ở tù, ông đã mắc phải chứng mà các y bác sĩ  e là u não.
            Mỗi bữa trưa Chúa nhật, có một ban nhạc đến chơi ở gần bệnh viện, vì thế một ngày kia Liddell đã yêu cầu họ chơi bài thánh ca “Be Still, My Soul” [Hỡi linh hồn ta, hãy yên lặng]. Khi ông lắng nghe, tôi tự hỏi không biết Eric có suy gẫm lời lẽ bài hát nầy hay không!?! Hỡi linh hồn ta, hãy yên lặng: thì giờ cứ trôi qua mau/Khi chúng ta được ở đời đời với Chúa/Khi thất vọng, buồn đau và sợ hãi qua đi/Buồn rầu chẳng biết đến nữa, niềm vui trong sạch được phục hồi/Hỡi linh hồn ta, hãy yên lặng: khi đổi thay và nước mắt vơi rồi/Chúng ta sẽ nhóm lại trong an ninh và được phước lúc sau cùng.
            Bài thánh ca tuyệt vời đó, rất là yên ủi đối với Eric khi ông đối diện với chứng bệnh dẫn tới cái chết của ông 3 ngày sau đó, tỏ ra một thực tại long trọng của Kinh thánh. Trong Thi thiên 46:10, David đã viết: “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời”. Trong những khoảnh khắc tối tăm nhất, chúng ta có thể yên nghỉ, vì Chúa của chúng ta đã thắng hơn sự chết vì ích cho chúng ta. Hãy yên lặng, rồi hãy để cho Ngài làm cho mọi nổi lo sợ của bạn phải êm đi, dịu đi —Bill Crowder

Lạy Chúa, xin dạy dỗ con, xin làm cho linh hồn con được bình tịnh trước mặt Ngài.
Xin giúp con nín chịu những thử thách mà con đang đối diện với,
Xin để lại mọi sự cho Ngài lèo lái và tiếp trợ.
Con biết Ngài sẽ luôn luôn giữ lòng thành tín.

Lời thầm thì yên ủi của Đức Chúa Trời làm cho
tiếng ồn ào dộn dựt của thử thách phải lặng đi.




Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

ÁNH MẮT YÊU THƯƠNG

Ánh Mắt Yêu Thương


Đọc: Mác 10:17-27

“Đức Chúa Jêsus ngó người mà yêu” — Mác 10:21

            Có nhiều người đến với sân khấu của Marc Salem đều nghĩ ông có thể đọc được suy nghĩ. Nhưng ông không đưa ra lời xưng nhận nào giống như vậy hết, ông nói: ông không phải là pháp sư hay thuật sĩ, mà chỉ là người quan sát kỹ càng nơi người khác. Ông nói với nhà văn Jennifer Mulson: “Chúng ta đang sống trong một thế giới gần như là vô hình đối với chúng ta, vì chúng ta không chú ý vào các sự việc . . . . Tôi rất nhạy bén về biểu hiện của người khác” (The Gazette, Colorado Springs).
            Thật là thú vị khi để ý thấy những gì Chúa Jêsus đã nhìn thấy khi Ngài gặp gỡ dân chúng. Cuộc gặp của Ngài với chàng trai trẻ giàu có kia đang tìm kiếm sự sống đời đời được ghi lại trong các sách Tin Lành Mathiơ, Mác, và Luca. Mác gộp thêm chi tiết nầy: “Đức Chúa Jêsus ngó người mà yêu” (Mác 10:21). Có người đã xem chàng trai trẻ nầy là một con người kiêu ngạo (các câu 19-20) trong khi nhiều người khác ganh tỵ với sự giàu có của người, còn Chúa Jêsus ngó người mà yêu.
            Chúng ta thường nhắm vào sự bỏ đi đáng buồn của người nầy và thái độ không bằng lòng từ bỏ của cải để theo Ngài (câu 22). Khi các môn đồ lớn tiếng thắc mắc về sự khó mà một người giàu có thể bước vào Nước của Đức Chúa Trời (câu 26): “Đức Chúa Jêsus ngó môn đồ mà rằng: Sự đó loài người không thể làm được, nhưng Đức Chúa Trời thì chẳng thế; vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả” (câu 27).
            Ngày nay, Chúa Jêsus nhìn xem chúng ta qua ánh mắt yêu thương rồi mời gọi chúng ta hãy theo Ngài — David McCasland.

Ngài xuống với thế gian khốn khổ
Từ nơi vinh hiển rạng ngời của Ngài;
Gánh trên chính mình Ngài tội lỗi và nổi ô nhục của tôi,
Vì sao Ngài lại yêu tôi dường ấy chứ? — Roth

Đức Chúa Trời có cả hai:
con mắt toàn tri và tấm lòng tha thứ.



Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

ĐỐI DIỆN VỚI QUÁ KHỨ

Đối Diện Với Quá Khứ


“Sau-lơ tới thành Giê-ru-sa-lem rồi, muốn hiệp với các môn đồ; nhưng hết thảy đều nghi sợ người, không tin là môn đồ” — Công Vụ các Sứ Đồ 9: 26

Chuck Colson, nhà sáng tập Prison Fellowship [mối tương giao trong tù], đã để ra 40 năm giúp cho người ta nghe và hiểu Tin Lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Khi ông qua đời vào tháng Tư năm 2012, một bài báo mang đề tựa: “Chuck Colson, ‘kẻ lừa đảo dơ bẩn’ của Nixon, qua đời ở tuổi 80”. Cái điều đáng ngạc nhiên khi một người đã được biến đổi bởi đức tin như thế lại bị xác định với những vụ việc ông đã làm khi còn là trợ lý về mặt chính trị của Tổng thống nhiều thập niên trước khi ông nhận biết Cứu Chúa.
Sự trở lại đạo của Sứ đồ Phaolô và phần làm chứng Cơ đốc đầu tiên của ông được chào đón với lo sợ và phê phán. Khi ông bắt đầu giảng Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, người ta đã nói: “Há chẳng phải chính người đó đã bắt bớ tại thành Giê-ru-sa-lem những kẻ cầu khẩn danh nầy, lại đến đây để trói họ điệu về cho các thầy tế lễ cả hay sao?” (Công Vụ các Sứ Đồ 9:21). Về sau khi Phaolô lên thành Jerusalem và tìm cách hiệp cùng các môn đồ, họ đều nghi sợ người (câu 26). Trong nhiều nằm hầu đến, Phaolô không bao giờ quên quá khứ của ông, song nói về quá khứ ấy như bằng chứng của lòng thương xót  của Đức Chúa Trời (I Timôthê 1:13-14).
Giống như Phaolô, chúng ta không cần phải trải ra những thất bại hoặc giả vờ chúng chưa xảy ra. Thay vì thế, chúng ta có thể cảm tạ Chúa nhờ ân điển và quyền phép của Ngài, quá khứ của chúng ta bị quên đi, hiện tại của chúng ta được thay đổi, và tương lai của chúng ta được sáng láng với hy vọng về mọi sự mà Ngài đã sắm sẵn cho chúng ta — David McCasland.

Được biến đổi bởi ân điển Ngài,
Nguyện vinh hiển thuộc về Ngài;
Lạy Chúa, ý muốn Ngài là Thánh,
Giờ đây chúng con phó thác — Burroughs

Chỉ Có Chúa Jêsus
Mới Có Thể Biến Đổi Đời Sống Chúng Ta.




Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

ƯỚC MƠ CỦA TRẺ CON

Ước Mơ Của Trẻ Con


Đọc: Thi thiên 8

Chúa do miệng trẻ thơ và những con đang bú, mà lập nên năng lực Ngài” — Thi thiên 8:2

            Cách đây nhiều năm, tôi yêu cầu các học trò lớp 5 nên chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi Chúa Jêsus không biết Ngài sẽ đích thân hiện ra vào tuần sau hay không!?! Tôi cũng yêu cầu nhóm người lớn nên làm y như vậy. Kết quả rất khác nhau không ngờ. Câu hỏi của những đứa trẻ chứa đựng từ sự ngưỡng mộ cho đến sâu sắc: “Liệu chúng con có được ngồi quanh trong áo xống và ca hát suốt ngày trên thiên đàng không? Liệu con cún của con có được vào thiên đàng không? Mấy con cá voi có ở trong hay ở ngoài tàu của Nôê vậy? Ông Nội của con có sống ở đó với Ngài không?” Thiệt là hay, những câu hỏi của chúng đều chẳng có chút hồ nghi nào, thiên đàng đã tồn tại hay Đức Chúa Trời đang hành động cách siêu nhiên.
            Còn người lớn, họ đặt ra dòng thắc mắc hoàn toàn khác: “Tại sao những việc tồi tệ lại xảy ra với người nhơn đức chứ? Làm sao tôi biết được Ngài đang lắng nghe mọi lời cầu nguyện của tôi? Tại sao chỉ có một con đường đi thẳng đến thiên đàng? Sao Đức Chúa Trời yêu thương lại để cho tai hoạ nầy xảy đến cho tôi chứ?”
            Phần lớn trẻ con sống đời sống không bị ảnh hưởng bởi những lo toan, buồn rầu và gánh nặng như người lớn. Đức tin của chúng khiến cho chúng phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời nhiều hơn. Trong khi người lớn chúng ta lạc lỏng trong thử thách và buồn rầu, trẻ con vẫn có được nhận thức về cuộc sống như tác giả Thi thiên — một nhận thức đời đời nhìn thấy sự cả thể của Đức Chúa Trời (Thi thiên 8:1-2).
            Đức Chúa Trời đáng tin cậy, và Ngài ao ước chúng ta phải tin cậy Ngài theo cách mà trẻ con đang tin cậy (Mathiơ 18:3) — Randy Kilgore.

Lạy Cha, nguyện con tìm lại được ước mơ thời trẻ con
khi các tư tưởng của Ngài đầy dẫy con với sự bình an
và con khao khát muốn nhận biết Chúa nhiều hơn.
Xin ban cho con đức tin biết tin cậy Ngài một cách trọn vẹn.

Bước Đi Gần Gũi Với Đức Chúa Trời Ngước Mắt Chúng Ta Nhìn Từ Thử Thách Hôm Nay Rồi Nhắm Vào Đắc Thắng Của Cõi Đời Đời.




Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

ĐÁ COADE

Đá Coade



“Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra,
song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời” — I Phierơ 2:4

            Khắp thành Luân đôn, có những bức tượng cùng các công trình độc đáo khác xây bằng thứ vật liệu được gọi là đá Coade. Eleanor Coade là người đã phát triển loại đá nầy trong ngành kinh doanh gia đình của bà vào cuối thập niên 1700, loại đá nầy gần như không thể bị phá hủy, nó có khả năng bền chịu với thời gian, thời tiết, cùng mọi nhiễm bẩn do con người tạo ra. Đá ấy là một kỳ tích suốt thời kỳ Cách mạng Công Nghiệp, đá Coade không còn được sử dụng nhiều vào thập niên 1840 sau cái chết của Eleanor, rồi nó bị thay thế bởi ximăng Portland làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cho dù đến như thế, ngày nay vẫn còn nhiều tác phẩm được làm bằng thứ đá cứng cáp nầy, nó vẫn trường tồn với môi trường khắc ngihệt của Luân đôn trong hơn 150 năm.
            Sứ đồ Phierơ đã mô tả Chúa Jêsus là đá hằng sống. Ông viết: “Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời, và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng” (I Phierơ 2:4-5). Quí trong ánh mắt của Đức Chúa Cha là sự hy sinh của Vầng Đá cứu rỗi của chúng ta. Đấng Christ là đá quí mà trên đó Đức Chúa Cha đã kiến thiết ơn cứu rỗi của chúng ta và là nền tảng duy nhứt dành cho đời sống có ý nghĩa (I Côrinhtô 3:11).
            Chỉ khi đời sống của chúng ta được xây dựng trên năng lực của Ngài, khi ấy chúng ta mới có khả năng bền chịu sự khắc nghiệt của cuộc sống trong một thế giới đã sa ngã — Bill Crowder

Sự trông cậy của tôi, chẳng đặt đâu khác hơn
huyết và sự công nghĩa của Chúa Jêsus;
Tôi không dám tin vào hoàn cảnh yên bình nhất,
Song hết lòng nương cậy vào danh Chúa Jêsus — Mote

Chúng ta chẳng có gì phải lo sợ
một khi chúng ta ở gần với Vầng Đá của mọi thời đại.